Độc đáo những sáng kiến chống rác thải nhựa

29-06-2020

Tái chế rác không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp cho môi trường sống xanh hơn, từ đó cuộc sống của mỗi người sẽ mạnh khỏe, hạnh phúc hơn. Bằng những sáng kiến và việc làm cụ thể, các chị em nội trợ, du khách, thanh niên, các sinh viên học sinh và cả những em nhỏ tuổi... cũng có thể tham gia vào các mô hình hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần nhằm chống rác thải nhựa cũng như có thể kiếm sống hoặc khởi nghiệp từ những việc làm này.

Độc đáo "biến hóa" từ rác thải

Những ai đã từng đến trung tâm Lagreens (Hà Nội) hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy hoặc trực tiếp sờ vào những vật phẩm như hộp mứt, đồ lưu niệm, lọ hoa, đồ trang trí, ống đựng bút... nhiều màu sắc được làm từ… rác thải. Thực hành bộ giáo trình “Nghệ thuật Tái chế”, các bạn thiếu niên sẽ được thoải mái sáng tạo, biến các vật dụng bỏ đi thành những sản phẩm nghệ thuật có tính ứng dụng cao. Thông điệp mà Lagreens muốn gửi gắm đến người trẻ là đồ vật cũ luôn có thể tái sử dụng mà không phải vứt đi. Chỉ cần một chút sáng tạo, chúng ta đã có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp Trái Đất ngày càng xanh.

Trung tâm nghệ thuật với giáo trình “Nghệ thuật Tái chế” của Lagreens là một trong những ý tưởng nổi bật từ cuộc thi Nghệ Thuật Tái Chế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo trong việc giảm rác thải nhựa (dẻo) và rắn.

Bên cạnh các cuộc thi như Nghệ Thuật Tái Chế, nhiều giải pháp thực tế trong việc giảm và tái chế rác thải cũng được UNESCO triển khai tại các điểm di sản thế giới và các cộng đồng ven biển Việt Nam. Cụ thể, tại khu dự trữ sinh quyển Hội An - Cù Lao Chàm, sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” gồm các hội thảo, cuộc thi, hoạt động dọn rác tại bờ biển đã được tổ chức để nâng cao nhận thức của công chúng.

Trong năm nay, chương trình sẽ tập trung vào các trường đại học lớn, khuyến khích các giải pháp kỹ thuật có tính ứng dụng cao. Mới đây là sáng kiến “Thanh niên Đổi mới sáng tạo vì Đại dương Xanh”. Chương trình được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ trong phát triển các giải pháp khoa học sáng tạo và công nghệ mới cho vấn đề rác thải nhựa và tạo ra thay đổi về nhận thức và hành vi với rác thải nhựa trong cộng đồng.

Biến rác thành tiền

Câu chuyện chị Hương (phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) với hành trình tìm đường hồi sinh cho những chiếc pano cũ để sản xuất ra những chiếc túi xinh xắn mang lại thu nhập đã và đang truyền cảm hứng cho nhiều chị em phụ nữ khác của khu vực này trong việc khởi nghiệp bằng những vật dụng bỏ đi.

Chị Hương chia sẻ, cơ duyên ban đầu đưa chị đến với công việc này là những buổi họp trong dự án thúc đẩy giảm nhựa và về các phương pháp tái sử dụng rác thải nhựa được tổ chức tại địa phương. Với mong muốn chuyển đổi nghề nghiệp cùng tinh thần kinh doanh sôi sục sẵn có, sau khi được giới thiệu về mô hình tái sử dụng pano cũ, chị bắt tay ngay lập tức vào thực hiện ý tưởng. Qua nhiều thử thách, các sản phẩm của chị Hương hiện nay đã được kinh doanh, đem lại thu nhập cho gia đình.

Ngoài chị Hương, hình ảnh những người phụ nữ phân loại rác ở những nơi công cộng đang trở nên quen thuộc ở phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nơi được Greenhub chọn để thực hiện dự án “Hỗ trợ mạng lưới hành động vì rác thải nhựa” – một hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đối với các sản phẩm tái chế, tái sử dụng.

Phụ nữ khởi nghiệp với các sản phẩm tái chế, tái sử dụng nằm trong dự án “Hỗ trợ Mạng lưới hành động về Rác thải nhựa”.

Năm đầu tiên, có hơn 31 đối tác, tổ chức và cá nhân tham gia vào mạng lưới. Hiện tại, có hơn 5.670 người trực tiếp tham gia chỉ riêng ở Hạ Long và có 6.000 người đăng ký. 175 sáng kiến nhằm phân loại rác, nhựa tại nguồn được đưa ra. Gần 4 tấn nhựa và 29,5 tấn phân hữu cơ đã được thu gom bởi bàn tay những người phụ nữ.

Đưa phụ nữ trở thành trung tâm của các hoạt động cộng đồng cũng là chương trình xuyên suốt của nhiều dự án khác. Không đơn lẻ, những EKOCENTER được xây dựng đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao vai trò phụ nữ cũng như hỗ trợ các hoạt động vì cộng đồng, trong đó có thay đổi nhận thức về rác thải. Thay đổi từ nhận thức tới hành động trong sử dụng và thu gom rác thải nhựa song hành cùng các chính sách đẩy mạnh tái chế mở ra cơ hội ngăn Trái Đất biến thành “trái nhựa” như lo sợ của cả thế giới.

Và những dự án từ rác thải khác

Đó là câu chuyện của nhóm The Sharks – Nghệ thuật rác vì cộng đồng – tái chế các vỏ chai nhựa, túi ni lông đã qua sử dụng thành các tác phẩm nghệ thuật. Những sản phẩm này được bán để gây quỹ cho các em bệnh nhi nghèo. Hay dự án Gạch Polyme – sản xuất thành công sản phẩm gạch làm từ rác nhựa, đạt yêu cầu kỹ thuật của vật liệu xây dựng.

Đây là những ý tưởng từ dự án “Quản lý rác thải vì một thế giới không rác thải” nhằm nâng cao nhận thức về môi trường và quản lý rác thải cho học sinh trung học trên cả nước. Ngoài ra, dự án cũng đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp hướng đến mục tiêu trang bị cho thầy cô giáo kỹ năng điều phối, kiến thức về quản lý rác thải, tinh thần công dân tích cực mong muốn tạo ra các thay đổi tích cực về môi trường thông qua một phương pháp đào tạo sáng tạo được thực hiện bởi đội ngũ điều phối viên của Hội đồng Anh (British Council).

Học sinh thuyết trình về dự án sáng tạo hướng tới việc xây dựng trường học xanh, giải quyết các vấn đề rác thải thiết thực ngay tại trường trong các buổi tập huấn.

Được biết, các sáng kiến và dự án kể trên thuộc những chương trình hợp tác giữa Coca‑Cola và các đối tác UNESCO, Greenhub, British Council trong chiến lược Vì Một Thế Giới Không Rác Thải. Chiến lược dài hạn này của Coca‑Cola được triển khai trên 3 trụ cột: Thiết kế (sáng kiến về bao bì sử dụng vật liệu thân thiện môi trường), Thu gom (tập trung hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý và tái chế rác thải) và Hợp tác (phối hợp với các tổ chức khác để cùng hành động vì môi trường xanh, sạch). Đây không chỉ là cam kết của Coca‑Cola trong phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng, tìm kiếm công nghệ tái chế hiệu quả cũng như xây dựng thói quen mới về quản lý rác thải có trách nhiệm trong xã hội.

Môi trường có thể được “chữa lành” từ hàng nghìn hành động nhỏ. Giải quyết vấn đề rác thải nhựa luôn cần kết hợp các hoạt động giáo dục và sáng tạo, cũng như các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ có sự vào cuộc của các cơ quan chính phủ. Các hoạt động kể trên cho thấy cam kết của Coca‐Cola và các đối tác trong việc giải quyết các thách thức về quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì Một Thế Giới Không Rác Thải tại: https://CokeURL.com/WWW-Vietnam

Coca‑Cola Việt Nam luôn đẩy mạnh thực thi cam kết phát triển bền vững đối với tất cả các hoạt động kinh doanh và đóng góp cho xã hội – môi trường thông qua chuỗi giá trị nội địa. Chiến lược phát triển bền vững của Coca‑Cola tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nguồn nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải.

Nguồn nước: Để hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn nước sạch, Coca‑Cola đã triển khai dự án sinh kế từ lũ, dự án Tràm Chim tại Đồng bằng Sông Cửu Long, dự án Nước sạch cho cộng đồng ở các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Hồ Chí Minh, dự án Nước uống sạch cho trường học Việt Nam.

Phụ nữ: Nhiều trung tâm hoạt động cộng đồng (EKOCENTER) được thành lập tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam có cơ hội việc làm và phát triển kinh doanh.

Chất lượng cuộc sống: Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, cứu trợ cộng đồng đã và đang góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Quản lý rác thải bao bì: Chiến dịch Vì Thế Giới Không Rác Thải đã khẳng định nỗ lực tiên phong của Coca‑Cola, hỗ trợ thúc đẩy thu gom, tái chế và phát triển nền kinh tế tuần hoàn.