Chuyện lạ ở Coca‑Cola: Cắt giảm hoạt động quảng cáo vì Covid-19 nhưng không ngừng tập trung đầu tư chống rác thải

29-06-2020

lorem ipsum

Hơn một tháng cao điểm dịch Covid-19 ở Việt Nam, Coca‑Cola đã cắt giảm các chi phí quảng cáo và dùng ngân sách đó để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Khi dịch bệnh được kiểm soát, ưu tiên cho phát triển bền vững, bao gồm thu gom, tái chế rác thải và đẩy mạnh sử dụng vật liệu tái chế là điều đầu tiên được Coca‑Cola nhắc tới.

lorem ipsum

Đầu năm 2020 là thời điểm Coca‑Cola quyết tâm đưa loại chai được làm từ 100% nhựa tái chế ra thị trường. Với những đòi hỏi khắt khe của ngành công nghiệp thực phẩm, nhựa tái chế cần đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn để có thể trở thành bao bì. Nước đóng chai Dasani là sản phẩm thức uống đầu tiên có bao bì làm từ 100% nhựa tái chế ở thị trường Việt Nam. Ngoài thị trường Việt Nam, Coca‑Cola còn giới thiệu các sản phẩm có bao bì từ 100%rPET tại Úc, UK,.... 

Theo kế hoạch ban đầu, Coca‑Cola Việt Nam dự kiến đưa các sản phẩm loại này ra thị trường trên cả nước từ tháng 3 nhưng giãn cách xã hội do Covid-19 kéo theo những trở ngại về logictic khiến kế hoạch này chậm hơn so với ban đầu.

Chai nước được làm từ nhựa tái chế hầu như có màu sắc không thay đổi so với loại chai nhựa được làm từ nhựa nguyên sinh. Chính vì vậy, nhãn hiệu tái chế là dấu hiệu dễ nhận biết nhất người dùng có thể nhận ra loại chai này.

Sử dụng nhựa tái chế để sản xuất bao bì sản phẩm là thách thức lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm. Khác với các loại nhựa thứ cấp, vốn được sử dụng để làm ra các sản phẩm thông thường, nhựa trong ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi chất lượng cao hơn. Ở Việt Nam, các nhà máy tái chế chưa đủ khả năng tạo ra loại nhựa này. Trong khi đó, ngay cả các nhà sản xuất quốc tế, số doanh nghiệp có thể tạo ra nhựa tái chế đủ tiêu chuẩn cho bao bì thực phẩm cũng không nhiều. 

Bài toán kinh tế có thể là lý do khiến nhiều tên tuổi lớn chưa đầu tư vào dây chuyền sản xuất loại vật liệu này. Trong khi đó, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhựa tái chế ngày càng lớn. Tình trạng cầu vượt cung khiến giá thành loại vật liệu này bị đẩy lên cao và luôn trong tình trạng khan hàng.

Theo chia sẻ từ phía Coca‑Cola, phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu của công ty trong năm nay và nhiều năm tới. Bên cạnh việc cung cấp nguồn nước sạch cho người dân Việt Nam, hỗ trợ phụ nữ trong kinh doanh, quản lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, sẽ tiếp tục là trọng tâm và được đầu tư mạnh mẽ.

Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Khi dịch bệnh bùng phát, nước đóng chai và các loại thực phẩm đóng gói trở thành nhu yếu phẩm quan trọng trong những ngày giãn cách xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với đó là lượng rác thải, trong đó phần nhiều là nhựa, sẽ tăng cao.

Bên cạnh một chiến lược xuyên suốt, lượng rác thải tăng đột biến sau dịch cũng là lý do khiến Coca‑Cola tập trung nhiều hơn cho các mục tiêu phát triển bền vững mà họ vẫn theo đuổi. Ngay cả khi chi phí cho các loại sản phẩm thân thiện cao hơn trong tình cảnh kinh doanh khó khăn vì dịch bệnh, mục tiêu này vẫn tiếp tục được Coca‑Cola thúc đẩy mạnh và đặt ưu tiên cao hơn.

Nhựa tái chế đủ tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp thực phẩm là bài toán khó. Ngay cả Coca‑Cola và những tập đoàn đa quốc gia khác cũng đều ý thức rằng, không một doanh nghiệp nào có thể tự mình tìm ra lời giải. Đó cũng là lý do Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam – PRO Vietnam ra đời. 

Bao gồm 13 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực tiêu dùng và bao bì ở Việt Nam, PRO Vietnam là cái bắt tay giữa những đối tác và đối thủ nhằm tái chế nhiều nhất có thể lượng rác thải nhựa ra môi trường. Theo đó, liên minh này sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỉ lệ tái chế và giảm thiểu tỉ lệ bao bì thải ra môi trường. 

PRO Vietnam theo đuổi 4 mục tiêu chính bao gồm: Nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác thải; Làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có; Hỗ trợ các chương trình tái chế của nhà máy sản xuất nguyên liệu tái chế và hợp tác với Chính phủ để tăng cường tái chế theo bộ nguyên tắc 3R (Reduce - giảm thiểu, Reuse - tái sử dụng và Recycle - tái chế). 

Tuy nhiên, cái khó của tái chế nhựa cho ngành thực phẩm và đồ uống không chỉ nằm ở dây chuyền. Ngay cả khi bỏ hàng chục triệu USD để xây dựng một dây chuyền tái chế, thiếu nguyên liệu đầu vào được phân loại có thể khiến các nhà máy chỉ có thể hoạt động cầm chừng, dẫn tới lãng phí. Bài toán nguyên liệu nằm ở cơ sở hạ tầng thu gom và đặc biệt nhất là ý thức người dân từ quá trình phân loại rác.

Bài học thành công có thể đến từ châu Âu. Cuối năm 2019, Coca‑Cola Thụy Điển là nơi đầu tiên trên thế giới chinh phục mục tiêu 100% vỏ chai được làm từ vật liệu tái chế. Chìa khóa của thành công ngoài sức tưởng tượng này nằm ở việc khuyến khích người Thụy Điển hoàn trả lại bao bì sản phẩm sau khi sử dụng. Khi nhận thức của người dân rất cao, những thách thức lớn nhất lại trở thành điều được giải quyết nhanh chóng nhất.

Trở lại với câu chuyện rác thải nhựa ở Việt Nam, theo một thống kê được công bố cuối năm 2018, Việt Nam được xếp thứ 4 trong danh sách những nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn mà người Việt Nam thải ra, tương đương gần 2.500 tấn/ngày.Mỗi năm Việt Nam xả ra đại dương 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới). 

Để giải bài toán rác thải nhựa ở Việt Nam, Coca Cola đã làm nhiều hơn việc khuyến khích. Hàng loạt các chương trình và sáng kiến nhằm nâng cao nhận thức người dân trong cuộc chiến với rác thải nhựa đã được phát động. Những thành công bước đầu là động lực để Coca‑Cola hiện thực các mục tiêu tham vọng trong chiến lược xuyên suốt World Without Waste – Vì Một Thế Giới Không Rác Thải.

Nhận thức rõ mấu chốt của sự thay đổi chỉ có thể đến từ ý thức cộng đồng, Coca‑Cola đã phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức nhằm mục tiêu thay đổi cách thức dùng đồ nhựa của người Việt. Với quan niệm “bao bì nhựa bị xem là dùng một lần khi ta vứt đi mà không thực hiện tái chế cho một vòng đời mới”, Coca‑Cola đang từng bước cho thấy có nhiều cách khác nhau để tái chế những loại rác thải nhựa khác nhau. 

Được triển khai từ năm 2018, chiến lược “World Without Waste – Vì Một Thế Giới Không Rác Thải”không chỉ là cam kết của Coca‑Cola trong phát triển chuỗi giá trị theo định hướng kinh tế tuần hoàn mà còn nâng cao nhận thức cộng đồng, tìm kiếm công nghệ tái chế hiệu quả cũng như xây dựng thói quen mới về quản lý rác thải có trách nhiệm trong xã hội.

Sau những năm đầu triển khai, chương trình sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các đô thị trên toàn quốc. Nó góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của Coca‑Cola, trong đó tập trung vào việc sử dụng bao bì có khả năng tái chế 100%, sử dụng nhiều chất liệu tái chế hơn trong sản xuất bao bì sản phẩm, hỗ trợ các hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn cũng như tăng cường tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu rõ về tái chế.

Ngoài ra, Coca‑Cola cũng phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Hội đồng Anh (British Council) để thúc đẩy nhận thức về tái chế từ quan điểm văn hóa, giáo dục, sáng tạo và nghệ thuật. Các sáng kiến này tập trung vào nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo trong việc giảm rác thải nhựa (dẻo) và rắn. 

Giai đoạn thử nghiệm của dự án hợp tác với UNESCO diễn ra trong năm 2019 tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm và khu vực lân cận thành phố Hội An với nhiều hoạt động như cuộc thi “Nghệ thuật tái chế rác thải”, kêu gọi sáng tạo và nghệ thuật từ các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, các hoạt động dọn sạch bờ biển nhằm nâng cao nhận thức của công chúng cũng được tổ chức.

Năm 2020, Coca‑Cola và UNESCO hướng đến việc tạo ra các hành động cụ thể trong thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải một cách sáng tạo. Mới đây nhất là sáng kiến Thanh niên Đổi mới sáng tạo vì Đại dương Xanh. Chương trình được thực hiện với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ trong phát triển các giải pháp khoa học sáng tạo và công nghệ mới cho vấn đề rác thải nhựa và tạo ra thay đổi về nhận thức và hành vi với rác thải nhựa trong cộng đồng. Bên cạnh đó, thời gian tới, các chiến dịch cộng đồng trên mạng xã hội cũng như trong mạng lưới người trẻ trên khắp cả nước sẽ được phát động để xây dựng một tương lai không rác thải từ việc nâng cao nhận thức trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.

Ngoài việc giảm thải ra môi trường, biến rác thành tiền cũng là cách Coca‑Cola phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Xanh (GreenHub) trong Mạng lưới hành động vì rác thải nhựa. Hình ảnh những người phụ nữ phân loại rác ở những nơi công cộng đang trở thành hình ảnh quen thuộc ở phường Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nơi được chọn để thực hiện chương trình.

Rác thải được bàn tay những người phụ nữ biến thành những viên gạch nhựa để xây dựng các công trình công cộng. Túi nilon, loại vật liệu gần như không thể tái chế, được nhồi chặt vào những chiếc chai nhựa để biến chúng thành gạch sinh thái Ecobrick. Với công việc thu gom chai nhựa và phế liệu, nhiều phụ nữ có thêm thu nhập để chăm lo cho gia đình.

Năm đầu tiên, có hơn 31 đối tác, tổ chức và cá nhân tham gia vào mạng lưới do Coca‑Cola và GreenHub xây dựng. Hiện tại, có hơn 5.671 người trực tiếp tham gia chỉ riêng ở Hạ Long và có 6.000 người đăng ký. 175 sáng kiến nhằm phân loại rác, nhựa tại nguồn được đưa ra. Gần 4 tấn nhựa và 29,5 tấn phân hữu cơ đã được thu gom bởi bàn tay những người phụ nữ.

Đưa phụ nữ trở thành trung tâm của các hoạt động cộng đồng là chương trình xuyên suốt của Coca‑Cola ở Việt Nam. Không đơn lẻ, những Ekocenter mà Coca‑Cola xây dựng đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao vai trò phụ nữ cũng như hỗ trợ các hoạt động vì cộng đồng mà Coca‑Cola triển khai, trong đó có thay đổi nhận thức về rác thải. 

Ekocenter đang phát huy tốt vai trò trung tâm của các hoạt động vì cộng đồng, tạo đà để hiện thực hóa tham vọng tái chế 100% rác thải nhựa mà Coca Cola đề ra. Thay đổi từ nhận thức tới hành động trong sử dụng và thu gon rác thải nhựa song hành cùng các chính sách đẩy mạnh tái chế mở ra cơ hội ngăn trái đất biến thành trái nhựa như lo sợ của cả thế giới.

Cuối năm 2019, Coca‑Cola Tây Âu công bố một thành tựu đột phá, hứa hẹn có thể làm thay đổi toàn bộ diện mạo các đại dương, vốn đang bị hoen ố bởi rác thải nhựa. Công nghệ đột phá giúp biến đổi chất thải nhựa chất lượng thấp thành các loại bao bì thực phẩm chất lượng cao, phù hợp để làm vỏ chai hoặc bao bì sản phẩm.

Theo đó, khoảng 300 chai mẫu đã được sản xuất bằng rác thải nhựa 25% lấy từ biển Địa Trung Hải và các bãi biển trên thế giới. 300 chai là con số rất nhỏ nhưng tiềm năng của công nghệ đằng sau nó hứa hẹn sẽ mang đến những bãi biển, những đại dương, không còn bị vấy bẩn bởi những chiếc vỏ chai, loại vật liệu hữu ích nhưng cần tới hàng trăm năm để phân hủy.

Thông thường, rác thải nhựa chất lượng kém thường được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến mà Coca Cola áp dụng cho phép tái tạo nguồn vật liệu chất lượng cao thông qua phá vỡ các thành phần của rác thải nhựa đồng thời loại bỏ tạp chất trong các vật liệu tái chế chất lượng kém. Đây có thể là bước ngoặt làm thay đổi cuộc chiến với rác.

Tại Việt Nam, Coca‑Cola đã triển khai nhiều thiết kế mới để hạn chế tới mức tối thiểu rác thải ra môi trường. Người dùng Việt Nam không khó để nhận thấy sự biến mất của màng co nhựa bao bọc nắp sản phẩm. Đến tháng 11/2019, toàn bộ màng co nhựa cuối cùng đã bị loại bỏ khỏi các sản phẩm nước đóng chai Dasani dung tích 350 ml, 500ml và 1.500 ml.

Nằm trong chiến lược dài hạn, Coca Cola đặt mục tiêu tái chế 100% bao bì sản phẩm của mình vào năm 2025. Đến năm 2030, mục tiêu tham vọng hơn là toàn bộ chai và lon của các sản phẩm Coca Cola sẽ được sản xuất với 50% là nguyên liệu tái chế. 

Hiện tại, các hoạt động về cải tiến bao bì và thiết kế, thu gom cùng PRO Việt Nam và hợp tác với các tổ chức như UNESCO, British Council và Greenhub của CoCa-Cola đều được triển khai đúng tiến độ và góp phần hiện thực hoá mục tiêu đề ra. 

Tìm hiểu thêm về chiến dịch Vì Một Thế Giới Không Rác Thải tại:

Bài: Linh Anh

Thiết kế: Hương Xuân